Năng lượng Mặt Trời

Solar Energy

Monday, August 22, 2005

Dự án năng lượng mặt trời đa dạng của Malaixia


Một chương trình đầy tham vọng nhằm tăng cường phát triển phạm vi sử dụng năng lượng Mặt trời ở các thành phố của Malaixia bắt đầu được triển khai. Dự án này, một phần được Cơ quan Năng lượng Toàn cầu tài trợ, sẽ do Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện, Trung tâm Năng lượng Malaixia và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) chỉ đạo.

Dự án Pin mặt trời tích hợp cho toà nhà (Building Integrated Photovoltaic - BIPV) của Malaixia sẽ nghiên cứu các phương thức nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng Mặt trời và phát triển việc chế tạo các thiết bị quang điện tại chỗ để giảm chi phí. Theo Daniel Ruoss, nhà tư vấn quốc tế của dự án, hệ thống chế tạo pin mặt trời có thể đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng của một toà nhà với chí phí phụ thêm chỉ bằng 5-10%. Sẽ tiết kiệm được kinh phí vì BIPV được sử dụng thay cho các chi tiết và vật liệu của toà nhà. Việc sử dụng BIPV còn giúp cải thiện thẩm mỹ cho toà nhà, giúp tăng gấp đôi thiết bị hiệu quả năng lượng, vì pin mặt trời có tác dụng phản xạ nhiệt và làm giảm nhu cầu sử dụng điều hoà.

Một bộ phận quan trọng của dự án BIPV ở Malaixia là nâng cao nhận thức của công chúng và uốn nắn nhận thức sai về năng lượng Mặt trời. Sẽ có 4 cơ sở trình diễn được thiết lập để phục vụ cho mục đích này. Một trong các cơ sở này là toà nhà mới của Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện. Mái hiên bằng kính của toà nhà được thay bằng các tấm che nắng BIPV có khả năng khai thác năng lượng mặt trời. Các cơ sở khác đang được xem xét là khách sạn gồm nhiều khối nhà ở Putrajaya (các mái pin mặt trời che cho đường đi bộ của khách sạn), sân ở Selangor (PV làm tấm lợp và mái che nắng) cũng như là các toà nhà ở. Trong giai đoạn sau của dự án, việc sử dụng BIPV sẽ được mở rộng cho các toà nhà khác của Chính phủ.

Một bộ Phận của dự án BIPV ở Malaixia mà công chúng sẽ rất quan tâm là Chương trình Suria 1.000, tạo thuận lợi cho một nhóm nhỏ chủ sở hữu nhà lắp đặt các hệ thống pin mặt trời với chi phí thấp. Tuy nhiên các chủ sở hữu nhà sẽ phải đấu thầu cho các hệ thống pin mặt trời. Chương trình Suria 1.000 được hoạch định để bắt đầu trong năm 2006 và kết thúc vào năm 2010. Trong năm đầu tiên, sẽ tổ chức đấu thầu lắp đặt pin mặt trời sản xuất 100 kw và mỗi năm trong 3 năm tiếp theo sẽ tăng công suất này lên đến 300 kw. Theo kế hoạch này tổng cộng có khoảng 1.000 ngôi nhà dự kiến.

(Nguồn: TTQLNĐ)

0 Comments:

Post a Comment

<< Home